Việc sử dụng máy sấy công nghiệp đúng cách, không những giúp chủ hộ tiết kiệm điện hiệu quả mà còn cải thiện đáng kể tuổi thọ của máy. Dưới đây là một số lưu ý trong cách sử dụng máy sấy khô giúp tiết kiệm điện cho gia đình nhà bạn
6 điều cần biết sử dụng máy sấy công nghiệp tiết kiệm điện
1. Tiết kiệm đến 25% điện khi sử dụng tủ sấy có quạt đối lưu
Cùng một chức năng là sấy khô nhưng vì sao những chiếc lò sấy sử dụng hệ thống quạt đối lưu lại được ưa chuộng ? - Thứ 1 vì đó là công nghệ tân tiến được áp dụng vào sản xuất lò nướng hay lò sấy đa năng.
- Thứ 2 việc sử dụng cánh quạt sẽ tạo luồng nhiệt xung quanh đều giữa các khoang trên bề mặt thực phẩm từ trong ra ngoài. Do đó, rút ngắn được thời gian cho mỗi mẻ sấy.
2. Chọn chế độ sấy phù hợp
" Sấy khô - Sấy giòn - Sấy dẻo" ở mỗi dạng thực phẩm bạn sẽ cần cài đặt nhiệt độ và thời gian sấy khác nhau. Như để sấy khô thời gian sấy sẽ dài hơn so với sấy dẻo.
Do vậy, trước khi chế biến, bà con nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chọn chế độ sấy phù hợp. Việc này vừa có thể làm thực phẩm khô nhanh vẫn giữ trọn mùi thơm của nguyên liệu mà lượng điện năng tiêu thụ cũng ít hơn.
3. Cho lượng thực phẩm vừa đủ vào máy
Thực phẩm chứa vừa đầy trong tủ - Điều này có vẻ lạ! Khi thực phẩm được chứa vừa đủ bên trong vô tình bạn đã làm cân bằng nhiệt độ bên trong tủ sấy.
Sẽ rất lãng phí thời gian và điện năng nếu cho quá ít nguyên liệu, còn khi cho quá nhiều nguyên liệu vào sấy trong 1 lần không chỉ tốn năng lượng của bà con mà còn khiến thực phẩm sấy không đều.
Do vậy, hãy đảm bảo rằng lượng nguyên liệu được nạp vừa đủ với công suất máy. Với sức chứa 8 - 10 kg cho 1 khay cho năng suất đạt 80 – 100kg/mẻ
4. Đóng chặt cửa tủ trước khi sấy
Việc mở và đóng cửa khi lò đang hoạt động hay không đóng chặt cửa tủ sẽ làm nhiệt thất thoát ra ngoài, khiến quá trình sấy mất nhiều thời gian hơn, công suất máy phải tăng trở lại để làm nóng đến nhiệt độ điều chỉnh làm tiêu tốn nhiều điện năng.
Nên bà con cần chú ý khi sấy hãy đóng chặt cửa tủ. Một thao tác đơn giản nhưng đôi khi sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí. Lớp gioăng bên trong cánh tủ sẽ giữ nhiệt độ bên trong không làm thất thoát nhiệt.
5. Tận dụng hơi nóng
Khi hết thời gian cài đặt, nhiệt độ trong lò vẫn đang ở ngưỡng cao bạn không nên lấy nguyên liệu ra ngay mà hãy để yên trong lò thêm một vài phút để tận dụng hơi nóng còn lại trong lò. Nhiệt độ trong lò vẫn còn tiếp tục làm khô bề mặt thực phẩm, bà con sẽ tiết kiệm được thêm một lượng điện tiêu thụ qua cách đơn giản này.
6. Thường xuyên vệ sinh tủ sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh trước và sau khi sử dụng tủ sấy để đảm bảo vệ sinh, loại bỏ mùi hôi khó chịu tránh để ám mùi nên thức ăn. Đồng thời, việc này sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ của máy.
>>>> Có thể bạn chưa biết:
- Máy sấy thực phẩm công nghiệp loại nào tốt giá rẻ, có hẹn giờ ?
- Máy sấy hoa quả, nông sản, thực phẩm đa năng
- Địa chỉ bán máy sấy thực phẩm - hoa quả giá rẻ giao hàng toàn quốc
Mất bao lâu để sấy khô thực phẩm ?
Tùy thuộc vào loại thực phẩm sấy mà bạn cài đặt nhiệt độ phù hợp:
- Thời gian sấy nguyên liệu để mỏng nhanh hơn để dày
- Hàm lượng chất béo cao làm tăng thời gian sấy
- Hàm lượng nước trong thực phẩm
- Tốc độ quạt gió trong máy
- Nhiệt độ
Để thuận tiện trong quá trình vận hành và giảm thời gian sấy, quá trình sơ chế thực phẩm trước khi sấy cũng cần được lưu ý. Nên để thực phẩm sau khi sơ chế và tẩm ướt được khô ráo trước khi cho vào sấy. Điều này giảm thiểu tương đối lượng thời gian sấy đồng thời tăng độ ngấm gia vị cho thực phẩm.
Làm sao để biết thực phẩm đã được sấy khô ?
- Thực phẩm sau khi sấy thường có độ ẩm khoảng 20%. Các loại thực phẩm khác nhau sẽ cho kết cấu sau khi sấy khác nhau, từ giòn tan cho đến giòn dai tùy nhu cầu sử dụng.
- Trong quá trình vận hành bạn cần luôn phải theo sát để cho được sản phẩm đạt chất lượng phù hợp. Và tất nhiên sản phẩm sấy tại nhà có thể sẽ khác so với các sản phẩm thương mại vì thực phẩm làm tại nhà không sử dụng các chất phụ gia.
- Thành phẩm sau khi sấy để nguội bớt trước khi đóng gói
- Thực phẩm sau khi sấy khô có thể được bảo quản bằng các hộp đựng thực phẩm hoặc túi nilon.
- Đảm bảo thực phẩm được đóng kín tránh để tiếp xúc với độ ẩm môi trường.
Quy trình vệ sinh máy sấy công nghiệp đúng cách
Việc vệ sinh tủ sấy thường xuyên không chỉ giữ cho tủ luôn được sáng bóng mà còn giúp bạn sớm phát hiện ra những vấn đề và kịp thời khắc phục. Quá trình vệ sinh được diễn ra qua các bước sau:
- Vệ sinh khay sấy:
Khay sấy bộ phận trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu sau khi hoàn tất quá trình sấy, lấy thành phẩm ra khỏi khay rồi dùng nước sạch và nước rửa loại bỏ vệt cặn còn vương lại rồi để ở nơi khổ ráo.
- Vệ sinh bên trong khoang máy:
Đợi máy nguội hẳn rồi dùng khăn ẩm sạch lau toàn bộ khoang cùng giá đựng. Phần quạt gió dễ nhiễm bụi nên cần phải lau thường xuyên để đảm bảo an toàn và vệ sinh.
- Vệ sinh bề mặt máy sấy:
Việc vệ sinh bên ngoài máy sấy cũng không quá khó khăn bạn chỉ cần dùng khăn ẩm lau qua. Bề mặt ngoài tuy không trực tiếp chịu ảnh hường từ nhiệt độ hay nguyên liệu nhưng lại chịu tác động của môi trường bên ngoài. Lớp sơn tích điện bên ngoài hạn chế tác động của môi trường làm han gỉ khiến máy nhanh xuống cấp.
>>>Lưu ý: Rút phích cắm, ngắt hết nguồn điện cấp vào máy và không dùng vòi nước để xịt rửa tủ.
Trên đây là một số chia sẻ tới bà con trong việc tiết kiệm điện trong quá trình sấy thực phẩm. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Chúc bạn thành công !