Trước khi muốn chăn nuôi con vật gì, bà con cần xác định những yếu tố sau:
- Chọn vật nuôi phù hợp, là loại vật nuôi có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương.
- Nghiên cứu kỹ thị trường đầu ra ổn định, không nên chạy theo phong trào: con vật đó có bán được ở địa phương mình không? Tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu?
- Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ quy trình chăn nuôi. Nguồn thức ăn có dễ tìm? Rẻ tiền? Sẵn có ? Việc phòng trừ dịch bệnh như thế nào? Thiết kế - xây dựng chuồng trại ra sao ?
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường + tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến xóm giềng, khó làm lâu dài được.
- Nên làm mô hình V-A-C, R-A-C hoặc các mô hình kinh tế tổng hợp để tận dụng triệt để nguồn thức ăn và phân bón tránh lãng phí.
Hơn nữa, bà con phải định hướng được mình muốn chăn nuôi như thế nào? nuôi gia súc gia cầm sạch? nuôi gia súc gia cầm theo mục đích : như nuôi heo siêu nạc, dê siêu thịt,...? phát triển mô hình và mở rộng: mô hình VAC, RAC,…? nuôi động vật cảnh? chăn nuôi những động vật lạ: Kỳ đà, chim Công, rắn thịt, gà sao, nuôi lươn, nuôi cá chình…?
Bà con có thể tham khảo những con vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay:
Nuôi Bồ Câu Pháp
Trong bối cảnh sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá thức ăn tăng, người chăn nuôi bỏ chuồng nhiều thì mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả cao do chi phí đầu tư ít, và không chịu nhiều rủi ro.
Anh Nguyễn Xuân Tiến (45 tuổi), chủ trang trại nuôi chim bồ câu Pháp tại thôn Đạo Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Khu chuồng nuôi bồ câu Pháp của anh Tiến có diện tích gần 1.000m2 với 1.500 đôi chim bố mẹ, 500 đôi chim hậubị, 1.000 đôi chim thương phẩm.
Mỗi tháng anh Tiến bán ra thị trường khoảng 60% tổng đàn, với giá bồ câu thịt khoảng 120.000 - 140.000 đồng một cặp, con giống khoảng 200.000 đồng một cặp 2 tháng tuổi. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 45 triệu đồng.
Anh Tiến chia sẻ: “Nuôi bồ câu Pháp phải chú trọng vào khâu đầu tư chuồng trại, thức ăn. Bồ câu Pháp cần không gian thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thức ăn và nước uống phải đều đặn.
Là loài có đặc tính sinh trưởng mạnh nên cần cho chúng ăn 2 bữa một ngày gồm sáng và chiều tối. Bồ câu Pháp ăn nhiều, thường ăn các thức ăn có sẵn như lúa, gạo xay, bắp nghiền.
Đặc biệt, giống bồ câu này là loại rất ít dịch bệnh, thường thì 3 - 4 ngày vệ sinh chuồng trại một lần, nuôi 6 tháng bắt đầu sinh sản, một cặp có thể đẻ tới 7 - 8 lứa một năm, mỗi lứa 2 trứng một ổ. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi có thể bán tổng cộng là 45 ngày.
Lợn Rừng lai
Anh Huỳnh Thanh Linh (45 tuổi) ở Phổ Minh, Đức Phổ, Quảng Ngãi thu 150 triệu đồng trong 2 tháng từ nuôi lợn rừng. Cứ 2 tháng , anh xuất chuồng hơn 200 kg heo hơi, trừ hết chi phí, anh thu lãi ròng 150 triệu đồng.
Anh cho biết: “Heo rừng lai rât dễ nuôi, ít bị bệnh dịch, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng ngay tại địa phương như: rau muống, bẹ chuối, bèo băm nhỏ ,…trộn cám”.
Anh Đoàn Phan Dinh ( xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) cũng nuôi đàn heo rừng khoảng 400 con, trong đó có 50 con heo nái.
Mỗi tháng anh Dinh bán khoảng 250 heo giống, thịt, nái bầu. Ngoài ra, anh còn hợp tác với những hộ chăn nuôi khác để cung từ 150-200 con/tháng. Mỗi tháng anh Dinh bỏ túi khoảng 50 triệu đồng.
Khi chọn giống heo rừng, bà con chú ý chọn con có vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt hơi gầy, dài, lưng thẳng, bụng thon, chân dài nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mơm dài nhọn, tai nhỏ vểnh, rang nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, 1 gốc chân lông có 3 ngọn, lông dày, dài và cứng hơn theo dọc sống lưng đến cổ, ánh mắt lấm lét trông hoang dã..
Thức ăn của lợn rừng gồm thức ăn xanh ( cỏ, cây các loại, củ quả, rau …), thức ăn tinh (lúa, ngô, khoai, sắn … nghiền nhỏ) và ít muối khoáng như tro bếp, đất sét,…
Nuôi gà siêu trứng
Anh Trần Văn Nam, ở xóm Mỹ Trung, Mỹ Lộc, Nam Định với trang trại trên 2 vạn con gà đẻ giống siêu trứng Ai Cập, trung bình mỗi ngày gia đình anh thu khoảng 1.700-1.800 quả trứng, với giá bán trung bình 1.900-2.000 đồng/quả, gia đình anh thu được gần 3,5 triệu đồng từ việc bán trứng.
Ngoài ra, mỗi năm trang trại của anh còn xuất ra thị trường hàng chục tấn gà thịt sau khi thôi đẻ. Sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình anh Nam có lãi bình quân 700 triệu đồng/năm.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà, anh Nam cho biết, gà Ai Cập là giống gà cao sản, cho năng suất cao về sản phẩm trứng, là giống gà đẻ dày (gà lông trắng đẻ mắn hơn gà lông vằn).
Chăm sóc tốt một gà mái có thể sinh sản từ 250-270 trứng/năm , đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gà có sức đề kháng cao nên việc chăm sóc ít tốn công, chỉ cần cẩn thận theo dõi dịch bệnh để phòng chữa kịp thời tránh lây lan.
Giống gà siêu trứng Ai Cập từ lúc mới nở đến khi sinh sản khoảng hơn 4 tháng chỉ tốn chi phí khoảng 100 nghìn đồng/con (bao gồm con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh). Từ tháng thứ 5, đàn gà bắt đầu cho lãi.
Trứng gà Ai Cập cũng rất dễ bán do màu sắc trứng đẹp, tỷ lệ lòng đỏ cao, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Để trứng gà có chất lượng, anh nuôi theo hình thức bán công nghiệp, vừa cho ăn cám theo chỉ tiêu hàm lượng vừa bổ sung rau xanh, thóc.
Ngoài ra, để kích thích gà đẻ trứng (tăng sản lượng trứng, giúp gà đẻ nhiều hơn), anh Nam chia sẻ phải phối trộn các loại nguyện liệu, như lúa, ngô, khoai, 2% protein, bã đậu hay khô lạc, Eitririn liều lượng 8gram/100kg thức ăn, Analgin cho gà ăn.
Ngoài những con vật trên, bà con có thể tham khảo thêm những vật nuôi cho lợi nhuận cao như: chim công, đà điểu, cá sấu, nhím thịt, nhím sinh sản, nuôi ong mật, cá chép giòn, thỏ, gà ri, chim cút,…
Để chủ động nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi, bà con có thể sử dụng các dòng máy chế biến thức ăn chăn nuôi của công ty Bình Quân để đặt năng suất hiệu quả cao nhất.
Tham khảo: máy chế biến thức ăn chăn nuôi