Máy ép cám viên S200 Bình Quân hay còn gọi chung là máy ép cám viên, là thiết bị máy móc đang được nhiều bà con chăn nuôi tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng máy như thế nào cho hiệu quả? Cách pha trộn nguyên liệu trước khi cho vào ép máy ra sao? Đây là những thắc mắc mà không phải ai cũng có thể trả lời được. Chính vì vậy, qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng máy ép cám viên S200 đúng cách cho bà con khi mới nhận máy.
Giới thiệu về máy ép cám viên S200 Bình Quân
Máy ép cám viên S200 do công ty Bình Quân trực tiếp chế tạo và sản xuất, là một trong những dòng máy ép cám viên tại công ty Bình Quân. Máy có tính năng nghiền – ép liên hoàn nguyên liệu hỗn hợp thành thức ăn dạng viên chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Nguyên liệu để ép cám đa dạng, máy có thể ép được những nguyên liệu thô như ngô, lúa nguyên hạt, đỗ tương, sắn, ốc cua tép, rau cỏ,… mà không cần sơ chế trước, với kích thước viên cám 3ly – 4ly – 5ly.Máy được lắp đặt động cơ 4kw, sử dụng nguồn điện 380V giúp máy cho năng suất từ 200 – 250kg/giờ.
Máy thích hợp dùng cho các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ hay những hộ chăn nuôi gia đình. Máy được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và phù hợp với mọi không gian lắp đặt.
Hướng dẫn sử dụng máy ép cám viên S200 Bình Quân
1.Chuẩn bị máy và nguyên liệu
-Lắp đặt máy ở nơi bằng phẳng, khô, gần nguồn điện 380V và vệ sinh sạch sẽ máy trước khi cho nguyên liệu.
-Kiểm tra hệ thống điện trước khi máy đi vào hoạt động, tránh trường hợp động cơ bị hở điện, nhiễm điện ra ngoài vỏ máy.
-Đảm bảo lắp đúng chiều quay của động cơ theo chiều của mũi tên dán trên máy.
-Chuẩn bị khoảng 20kg cám gạo trộn với độ ẩm khoảng 10 – 20% ép lần đầu tiên để làm trơn sàng.
2.Các bước vận hành máy
Bước 1: Điều chỉnh máy trước khi vận hành
-Dùng cờ lê 17 tháo rời 4 con ốc trên thân máy và nhấc phần thân trên ra ngoài. Tháo rời ốc hãm quả lô, tiếp đó là nhấc quả lô và mặt sàng ra ngoài.
-Dùng cờ lê 13 nới lỏng ốc và bulong dãm dao cắt cám, nâng lên hoặc hạ xuống dao cắt sẽ tương ứng cho viên cám ngắn/dài sao cho phù hợp với vật nuôi.
-Lắp mặt sàng và quả lô ép về vị trí cũ sau khi đã điều chỉnh dao cắt cám.
Lưu ý: Khi lắp quả lô, bà con chú ý phải lắp cavet vào rãnh cavet đặt sẵn để không bị bó trục máy, gây vỡ bánh răng hộp số.
-Dùng tay công để siết chặt quả lô tiếp sát với mặt sàng, siết cùng chiều quay kim đồng hồ.
Lưu ý: không siết ốc quá chặt, siết vừa phải sao cho quả lô tiếp sát với mặt sàng và không tự quay được bằng tay không.
Bước 2: Vận hành máy
-Trước khi cắm điện, nên lót trước 1 lớp cám mỏng để khi bật máy quả lô không tiếp xúc trực tiếp với mặt sàng.
Bật máy -> bón từ từ nguyên liệu bột cám -> nếu cám không nén ra thành viên hay viên cám chưa ra chưa đồng đều, thì nên tắt máy.
-Dùng tay công siết chặt ốc hãm quả lô thêm 1 lần nữa, cùng chiều quay của kim đồng hồ, để viê cám ra đẹp và đều. Nếu viên cám chưa đều thì siết thêm nửa vòng nữa.
Lưu ý: siết nhẹ nửa vòng mỗi lần, không cố siết căng hết cỡ sẽ gây hiện tượng nhanh mòn quả lô và mặt sàng, có thể sẽ làm cong trục chính của máy.
-Khi máy đã chạy ổn định thì có thể đổ đầy nguyên liệu vào toa nạp để máy hoạt động bán tự động. Hoặc cho nguyên liệu thô hỗn hợp như ngô, lúa nguyên hạt, đỗ tương, rau cỏ, ốc cua tép,… vẫn phải đảm bảo độ ẩm từ 10 – 20%.
Lưu ý: không để máy chạy không có nguyên liệu quá 30s, như vậy sẽ gây mòn sàng và quả lô trong thời gian ngắn.
-Mẻ cuối cùng thì nên cho hỗn hợp rau xanh + cám gạo hoặc ngô hạt + đỗ tương ép cuối cùng để vệ sinh sàng dễ dàng hơn. Khi tắt máy cũng nên để lại 1 lớp nguyên liệu mỏng lót sàng tránh tình trạng quả lô và mặt sàng bị mòn.
Bước 3: Cách tháo lắp, vệ sinh máy sau khi sử dụng
-Dùng cờ lê 17 tháo rời 4 con ốc trên thân máy và nhấc phần thân trên ra ngoài. Tháo rời ốc hãm quả lô, tiếp đó là nhấc quả lô và mặt sàng ra ngoài.
-Dùng tay công quay ngược chiều kim đồng hồ của ốc hãm quả lô và tháo rời quả lô và cavet ra ngoài.
-Vệ sinh sàng bằng cách ngâm vào nước, còn quả lô thì chỉ vệ sinh khô, cạy hết cám ở các rãnh quả lô.
Lưu ý: Trong quả lô có hệ thống vòng bi nên không được tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ gây hoen rỉ, hỏng vòng bi.
Sauk hi vệ sinh xong thì lắp sàng và quả lô trở lại thì nhớ lắp cavet vào rãnh để cố định quả lô, nếu quên thì khi vận hành máy sẽ bị bó trục, máy không hoạt động được.
Bước 4: Bảo dưỡng máy
-Thường xuyên kiểm tra máy, nếu sử dụng máy nhiều thì khoảng 1 tháng, còn dùng ít thì 2 tháng kiểm tra dầu trong hộp số 1 lần. Dùng cờ lê mở ốc trên hộp số của máy, dùng thanh sắt nhỏ dài chọc vào lỗ thăm dầu, lượng dầu đảm bảo 2/3 chiều cao hộp số.
-Khi sử dụng, động cơ có hiện tượng sụt điện, ngắt atomat, động cơ bị dừng đột ngột, phải rút ngay nguồn điện để tránh chập, cháy.
Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy ép cám viên S200 Bình Quân
-Không ép được ra cám: Nếu máy không ép được ra viên cám thì cần kiểm tra lại quả lô đã siết chặt chưa, dừng máy lấy tay công siết chặt them quả lô.
Hoặc do trộn nguyên liệu trộn bị ẩm quá cũng sẽ không nén được thành viên, vì vậy tỷ lệ độ ẩm thích hợp để ép được ra viên cám và đẹp là từ 10 – 20%.
-Tắc sàng: khi mặt sàng bị tắc có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là khi mới mua máy về bà con đã sử dụng luôn ngô hạt để ép và đổ nguyên liệu đầy toa.
Chính vì vậy, khi mới mua máy bà con nên chạy cám gạo không khoảng 20 – 30kg để làm trơn sàng và qua rồi mới ép nguyên liệu thô.
Qua bài viết trên là hướng dẫn sử dụng máy ép cám viên S200 từ những khâu đầu tiên đến khâu vệ sinh cho người mới sử dụng. Nếu bà con muốn được hướng dẫnsử dụng cụ thể hơn hoặc cần tư vấn để mua máy thì vui lòng liên hệ tới số holine 091.234.2772 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.