1 kg lạc ép được bao nhiêu dầu ? chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi mà đại đa số người tiêu dùng quan tâm khi sở hữu dòng máy ép dầu lạc hiện nay.
Trong khuôn khổ bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tỷ lệ dầu trong các loại hạt đậu, hạt vừng, đậu nành… đạt được bao nhiêu lít sau khi ép với máy và cùng tìm hiểu rõ hơn về dòng máy ép dầu công nghiệp này.
1 kg lạc ép được bao nhiêu dầu nguyên chất ?
Tỷ lệ dầu tiêu chuẩn tối đa của hạt lạc vào khoảng 40 - 50% (Tương đương 1kg lạc ép bằng máy sẽ được khoảng 0.4 - 0.5 lít dầu lạc nguyên chất).
Và tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào giống hạt, chất lượng của các loại hạt, và theo đất của từng vùng sẽ cho lượng dầu khác nhau.
1kg hạt lạc ép được: 0.4 - 0.5 lít dầu (10kg lạc = 4 ~ 5 lít dầu)
1kg vừng ép được : 0.4 - 0.55 lít dầu (10kg vừng = 4 ~ 5 lít dầu)
1kg đậu nành ép được : 0.13 - 0.19 lít dầu (10kg lạc = 1,3 - 1,9 lít dầu)
Giá dầu lạc nguyên chất: Như vậy để ép được 1 lít dầu lạc nguyên chất cần tới 2 kg đối với dầu lạc, giá mỗi kg lạc dao động khoảng 40 - 55.000đ /kg loại lạc đẹp. Thành phẩm của 1 lít dầu lạc nguyên chất dao động khoảng 80 - 110.000đ / lít, giá bán trên thị trường có thương hiệu như Dầu Lạc TV, Dầu Lạc Phong Nha, Dầu lạc Vân tú ... dao động khoảng 135 - 145.000đ / lít.
Nếu mua tại các cơ sở ép dầu thuê, ép sẵn đóng chai nhựa không có nhãn hiệu thì giá cũng khoảng 110 - 120.000đ / lít.
Giá dầu vừng nguyên chất cao hơn dầu lạc do giá nguyên liệu là vừng có giá từ 70 - 80.000đ/ kg, như vậy 2kg vừng mới ép được 1 lít dầu thì giá gốc cũng vào khoảng 14 - 160.000đ / lít rồi. Vì vậy giá của 1 lít dầu vừng nguyên chất cùng gần 200 nghìn đồng.
Giá dầu đậu nành nguyên chất: Giá hạt đậu nành có thể là rẻ hơn lạc, vừng nhưng tỷ lệ dầu lại rất ít, vì vậy để ép được 1 lít dầu đậu nành cần tới khoảng từ 5 - 7.5kg hạt đậu nành, giá khoảng 35.000đ/kg như vậy để ép ra 1 lít dầu cũng có giá 165 - 210.000đ. Như vậy giá của dầu đậu nành thường có giá trên 200 nghìn đồng / lít.
Một điều bật mí tới bà con để tăng tỷ lệ dầu, trước khi chiết xuất nên đem nguyên liệu rang thơm làm kiệt hơi nước rồi mới đưa vào hệ thống để máy ép lạc lấy dầu và bã riêng.
“Máy ép dầu đậu phộng công nghiệp” thiết bị dành cho những hộ kinh doanh chuyên nghiệp
Tạo uy tín với khách hàng: Khi đã bắt dầu kinh doanh việc tạo hình ảnh chuyên nghiệp với khách hàng luôn là yếu tố tiên quyết của bất cứ hộ kinh doanh nào: “Mắt thấy – tai nghe” cùng mùi thơm từ nguyên liệu sẽ là lời quảng cáo mà khó nhà chuyên gia nào có thể thắng được.
Ép được nhiều loại hơn: Sẽ là điểm hạn chế ở máy ép dầu lạc mini vì công suất nhỏ nên việc ép dầu cũng có phần hạn chế. Còn đối với máy ép dầu lạc công suất lớn bà con có thể làm dầu ăn với lạc, vừng… hay dầu gấc cho bé. Đa dạng mặt hàng hơn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Tiết kiệm chi phí: Dưới tác động của trục ép, nguyên liệu ép kiệt đến 90% trong lần ép đầu tiên. Sử dụng nguồn điện dân dụng 220V phù hợp với điện năng của các hộ gia đình. Điều đặc biệt, phần bã lạc sau khi được tác lấy dầu có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng.
Đi ép dầu thuê tại sao không: Ngoài việc mở tiệm tại nhà bán dầu thực vật để kinh doanh, bà con có thể mang máy ra chợ, hay đến những tụ điểm đông người ép dầu thuê, với thiết kế dáng đứng trọng lượng máy lên tới 114 kg bà con vẫn có thể di chuyển đến các khu vực khác nhau ép dầu thuê, tận dụng hết công năng với chiếc máy chả mấy mà thu lại vốn ban đầu.
>>> Tham khảo dây chuyền làm dầu lạc với: Máy tuốt lạc; Máy bóc vỏ lạc 2 quạt gió; Máy ép dầu lạc; Máy lọc dầu...