Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Lúa được trồng trên mọi miền đất nước, từ Bắc vào Nam, từ miền núi cho đến đồng bằng.
Ở mỗi vùng lại trồng một giống lúa riêng. Song, nhìn chung, các loại lúa đều có những đặc điểm giống nhau về chiều cao, thời kỳ sinh trưởng.
Đặc điểm sinh học của cây lúa
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, rễ non màu trắng sữa, rễ trưởng thành chuyển màu vàng nâu hoặc nâu đậm, rễ già màu đen.
Thời kỳ mạ: Mạ tốt là bộ rễ ngắn, màu trắng sữa. Nếu gieo mạ thưa, rễ mạ có thể dài khoảng 5-6 cm.
Thời kỳ sau cấy: Trong thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, bộ rễ dài ra và mọc dày hơn.
Thời kỳ trổ bông: là giai đoạn rễ lúa phát triển nhất, số lượng rễ có thể đạt từ 500 đến 800 cái. Khi được trồng riêng trong chậu, bộ rễ có thể dài 2- 3 km/ cây.
Trên đồng ruộng, rễ chỉ mọc ở những mắt gần lớp đất trên cùng, khoảng 0-20 cm. Khi cấy lúa sâu hơn 5 cm, cây lúa sẽ phân ra 2 tầng rễ (trong thời gian này cây lúa chậm phát triển). Nếu cấy lúa ở độ sâu 3-5cm, sẽ khắc phục được tình trạng trên.
Lưu ý: Làm cỏ sục bùn và điều chỉnh lượng nước phù hợp để tạo điều kiện cho rễ thông thoáng, phát triển mạnh.
Thân lúa
a. Đặc điểm
- Thân lúa thuộc loại thân thảo, gồm nhiều mắt và lóng, được bẹ lá bao bọc.
- Tùy vào từng loại giống mà số lượng lóng trên thân khác nhau: giống ngắn ngày có 4-5 lóng, giống trung ngày có 6-7 lóng, giống dài ngày thường có 7-8 lóng.
- Số mắt được tính bằng số lá trên thân cộng thêm 2.
b. Nhánh lúa
Đẻ nhánh là một đặc tính của cây lúa, quyết định đến quá trình phát triển số bông và hiệu quả năng suất của cây lúa. Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá. Ở ruộng, sau khi bén rễ, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đến thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ (thân chính) đẻ ra 5-7 nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 tiếp tục đẻ nhánh cấp 2, nhánh cấp 3 mọc từ nhánh cấp 2. Những nhánh đẻ sớm, mắt đẻ thấp, nhiều lá, điều kiện cung cấp dinh dưỡng thuận lợi được gọi là nhánh thành bông hay còn gọi là nhánh hữu hiệu.
Những nhánh mọc muộn, số lá ít, thời gian sinh trưởng ngắn là nhánh vô hiệu.
Các giống lúa mới có khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn giống lúa cũ.
Lá lúa được hình thành từ mầm lá ở mắt thân.
Lá lúa gồm: bẹ lá, lá thìa, phiến lá và tai lá.
+ Bẹ lá: phần đáy lá kéo dài, hình trụ, bao phần non của thân.
+ Lá thìa: vảy nhỏ, trắng, có hình tam giác.
+ Phiến lá: hẹp và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai).
+ Tai lá: Cặp tai lá có hình lưỡi liềm.
Lá lúa thay đổi theo thời gian
- Thời kỳ mạ non: 3 ngày ra được 1 lá.
- Thời kỳ mạ khoẻ: lá ra chậm lại, 7-10 ngày ra 1 lá.
- Thời kỳ đẻ nhánh: Vào mùa vụ, 5-7 ngày /1lá .
- Cuối thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng: 12 – 15 ngày / lá.
Số lá trên cây phụ thuộc vào giống, vụ cấy, phương pháp bón phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống:
- Lúa ngắn ngày cho 12 – 15 lá
- Lúa trung ngày cho 16 – 18 lá
- Lúa dài ngày cho 18 – 20 lá
Ba lá cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng.
Hoa Lúa
Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt lúa:
Cây lúa tự thụ phấn. Sau khi lúa trổ bông một ngày, quá trình thụ phấn bắt đầu diễn ra. Vỏ trấu hé mở khoảng 4 phút thì bao phấn vỡ, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ ,hợp nhất với noãn để bầu nhuỵ phát triển thành hạt.
Thời gian thụ phấn kéo dài từ 50-60 phút. Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn.
Thời gian hoa lúa nở rộ thường vào khoảng 8-9 giờ sáng khi nhiệt độ thích hợp, quang mây, gió nhẹ, đủ ánh sáng,. Vào mùa hè, hoa sẽ nở sớm hơn, vào 7 – 8 giờ sáng. Nếu trời âm u, gặp rét ,hoa nở muộn hơn, vào 12 – 14 giờ.
Sau 15- 20 ngày trổ bông, hạt lúa chắc và chín dần.
Bông và hạt lúa
- Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu.
+ Gạo lức gồm có phôi và phôi nhũ.
+ Vỏ trấu gồm trấu dưới và trấu trên. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao khoảng 2/3 bề mặt gạo lức trưởng thành.
Ở ẩm độ 0%, trọng lượng 1 hạt lúa thường dao động 12 – 44 mg.
Hạt lúa chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Thời gian chín từ 30 đến 35 ngày, tuỳ theo giống lúa, môi trường và kỹ thuật chăm sóc.
Sản phẩm thu được từ cây lúa
Hạt lúa là sản phẩm thu hoạch từ cây lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài, thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Hạt lúa nhỏ, cứng dài 5 – 12 mm và dày 2 – 3 mm.
Hạt gạo thường chứa nhiều dinh dưỡng có màu trắng, nâu, hoặc đỏ thẫm. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng…
Lúa gạo là một trong 5 loại cây lương thực chính của thế giới. Tuy nhiên, quá trình tuốt lúa ra khỏi thân th để chế biến các món ăn rất vất vả, tốn nhiều công sức và chi phí nhân công.
Hiểu được điều đó, Công Ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bình Quân đã cho ra đời và chế tạo các loại máy tuốt lúa với năng suất khác nhau, tùy từng đối tượng sử dụng như máy tuốt lúa nương dùng trong hộ gia đình, máy tuốt lúa, đập lúa 1200, máy tuốt lúa, đập lúa 2200 dùng trong các cơ sở sản xuất lớn hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, mời quý khách tham khảo: máy tuốt lúa nương, máy tuốt lúa, đập lúa 1200, máy tuốt lúa, đập lúa 2200