Chăn nuôi gai súc lấy sữa nới chung và chăn nuôi bò lấy sữa nói riêng là một ngành nông nghiệp đã có từ rất lâu. Sữa là ngành kinh doanh cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay để thu được năng suất cao nhất từ ngành chăn nuôi này đòi hỏi rất nhiều yếu tố như diện tích đất trồng cỏ phải rộng, đầu tư vốn nhiều trong việc đầu tư con giống, nhập khẩu thức ăn chất lượng, các loại thuốc thú y,...cho đến những thiết bị chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, chuyển giao công nghệ từ các nước khác.
Vì vậy, các hộ chăn nuôi muốn thu được lợi nhuận cao từ bò sữa thì cần bắt tay với các doanh nghiệp kinh doanh sữa, để đảm bảo đầu ra của sản phẩm sữa luôn ổn định hoặc vay vốn từ địa phương. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bà con có cái nhìn toàn cảnh về chi phí đầu tư sản xuất trang trại bò sữa, và một số nông trại bò sữa điển hình.
Chi Phí Xây Dựng Chuồng Trại Nuôi Bò Sữa
Chuồng trại tốt là phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc đàn bò sữa dễ dàng và có hiệu quả. Người chăn nuôi chỉ đạt được lợi nhuận cao khi bò sữa cảm thấy thoải mái, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò. Bạn có thể tăng lượng thức ăn ăn vào, tiêu hóa tốt hóa hơn và tiếp đó là nâng cao sản lượng sữa và năng suất sinh sản, giảm được chi phí thú y.
Chuồng trại cần được thiết kế sao cho đảm bảo sự an toàn cao nhất đối với người chăn nuôi. Trong khu chuồng trại cần thiết kế chuồng ép để vắt sữa và chuồng phối giống.
* Các kiểu chuồng trại cho bò sữa
Nếu chỗ bạn hạn chế đất đai chăn thả thì hầu hết các chủ trang trại áp dụng những phương thức sau:
1. Không chăn thả
Thức ăn được mang đến tận chuồng, đàn bò luôn được nhốt trong chuồng, thỉnh thoảng sẽ được thả ra sân tắm nắng, vận động thay vì bò được chăn thả và ăn trên đồng cỏ.
Ưu điểm của phương thức này là năng suất của đất nông nghiệp có thể tận dụng tối đa. Phân được thu gom dễ dàng, dễ quản lý, chăm sóc bê con tốt hơn và gia súc ít bị nhiễm ký sinh trùng.
Nhược điểm là bạn sẽ tốn thêm chi phí thuê nhân công để chăm sóc đàn bò.
2. Cột buộc tại chuồng ( bò không thể đi lại tự do trong chuồng )
Ưu điểm: diện tích chuồng trại không cần quá rộng như phương thức tự do trong chuồng. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị thêm nguyên liệu lót chuồng như rơm,... để cho bò nằm thì mới có thể giữ cho bò ở trạng thể tốt nhất. Nguyên liệu lót chuồng cần đảm bảo khô, sạch nhằm giảm các yếu tố gây nhiễm cho bầu vú. Và máng nên đặt gần chỗ bò nằm ( 1 máng uống nước có thể cho 2 con bò dùng chung ).
Nhược điểm: khó phát hiện được khi bò đến thời kỳ phối giống, bò không thoải mái, cần nguyên liệu lót chuồng, rủi ro khi khi vắt sữa giữa 2 con bò đứng cạnh nhau, dễ bị bệnh.
3. Tự do trong chuồng: bò được đi lại trong chuồng nuôi sau quá trình vắt sữa
Phương thức này mới được một số trang trại lớn ở nước ta áp dụng. Phương thức này tạo cho đàn bò được sự thoải mái, trong một diện tích giới hạn bò có thể tự do đi lại. Vùng giới hạn này thường là khoảng cách giữa máng ăn và các ô ngăn cách cho bò nằm. Tại các ô nằm nghỉ của bò thì nguyên liệu dùng để lót thường là cát ( tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng rơm rạ, mùn cưa hay các lõi ngô băm vụn để là vật liệu lót chuồng ).
- Ưu điểm: giúp bạn quan sát được các biểu hiện của bò dễ dàng hơn ( nhất là khi bò đến thời điểm đòi phối giống ), tạo được sự thoải mái cho bò, bò ít mắc bệnh về móng và khớp, chỉ cần đặt một máng uống nước trung tâm dành cho cả đàn, tốn ít vật liệu lót chuồng.
- Nhược điểm: diện tích chuồng trại cần được rộng rãi, vốn đầu tư ban đầu lớn, bò có thể húc ủi lẫn nhau, máng ăn và máng uống cần được thiết kế sap cho tiện nhất cho đàn bò.
Lưu ý: máng ăn và máng uống nên đặt ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào thức ăn, nước uống và thuận lợi khi làm vệ sinh chuồng. Các loại nấm mốc dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt của thức ăn dư thừa, vậy nên máng ăn phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, máng uống phải được giữ khô ráo.
4. Chuồng ép
Trại có quy mô lớn cần phải xây dựng chuồng ép để vắt sữa và thao tác thú y, ngoiaf ra còn có tác dụng cung cấp thức ăn cho từng cá thể bò. Khi vắt sữa cho bò ăn sẽ là lợi điểm để ta dễ dàng điều khiển bò.
5. Chuồng cho bê
Phương thức chăn nuôi tiên tiến là tách bê con ra khỏi mẹ sau khi sinh, bê còn cần có chuồng riêng. Chuồng dành cho bê con cầ được thiết kế đáy chuồng cao hơn mặt nền chuồng, có kẽ hở để phân và nước tiểu dễ dàng thoát xuống nền chuồng. Trên các thanh ngang của mặt đáy chuồng nên lót thêm 1 lớp rơm khô. Chuồng của bê con không nên đặt quá xa nơi vắt sữa và phải đảm bảo sự thông thoáng.
Tách bê con ra khỏi mẹ ngay sau khi đẻ, vì có thể định lượng thức ăn cho bê và dễ dàng vệ sinh chuồng trại, tránh được bệnh khớp, viêm rốn của bê.
6. Vệ sinh chuồng trại và môi trường
Vệ sinh là bước quan trọng nhất trong chăn nuôi. Môi trường sạch sẽ sẽ hạn chế được tối đa sự phát triển vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Hàng ngày nền chuồng phải được vệ sinh sạch sẽ, nhờ sự thông thoáng vfa thoát nước tốt nên nền chuồng sẽ khô nhanh chóng.
Các dụng cụ vắt sữa cũng như dụng cụ chăm sóc bê phải được sát trùng sạch sẽ, phơi nắng ngay sau khi sử dụng. Cung cấp đầy đủ nước kết hợp với các loại hóa chất tẩy rửa và sát trùng, sử dụng các loại bàn chải thích hợp sẽ cho kết quả tốt khi làm vệ sinh.
7. Kho chứa
Kho chứa thức ăn cũng như nơi chứa sữa sau khi vắt rất quan trọng, kho phải thoáng mát, tránh ánh nắng luôn đề phòng sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác. Các dụng cụ chứa thức ăn cũng như sữa cần phải có nắp đạy kín, cám hỗn hợp và cỏ nên được dự trữ gần chuồng nhưng cũng không sát chuồng vì lý do vệ sinh thức ăn.
Ước tính chi phí sản xuất sữa bò tại trại
Những ước tính này chúng tôi dựa trên khảo sát thực tế của Chương trình phát triển ngành sữa của Công ty sữa Friesland Campina ở Bình Dương về những chi phí sản xuất sữa tại trang trại bò ở các vùng khác nhau và quy mô khác, chỉ mang tính chất tham khảo tại một thời gian cụ thể và tại các địa phương đã khảo sát.
Nhìn chung, các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất sữa bò tươi tại trại sẽ gồm những chi phí sau: tiền thuê đất, chi phí xây dựng chuồng trại, lắp đặt thiết bị, chi phí con giống,... và rất nhiều chi phí khác. Những chi phí này được công ty sữa Friesland tổng hợp từ các hộ chăn nuôi đang hợp tác sản xuất sữa cho công ty ở các địa phương khác nhau và quy mô chăn nuôi cũng khác nhau. Chi phí đầu tư này được tính bằng tổng số tiền chi ra chia cho tổng lượng sữa sản xuất được, có đơn vị là đồng/kg.
Mời bạn theo dõi bảng tổng hợp về chi phí sản xuất sữa theo các vùng địa phương dưới đây:
Quan sát qua bảng khảo sát trên, chúng ta có thể thất được chi phí thức ăn cho bò chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các chi phí để sản xuất ra 1kg sữa thành phẩm, chiếm khoảng 60 - 70%. Chi phí thức ăn, đầu tư vốn ban đầu, thuốc thú y và các khoản chi phí khác tăng dần từ nông thôn đến đô thị; trong khi đó chi phí nhân công lại thấp hơn vùng nông thôn và bán nông thôn.
Dễ dàng để có thể giải thích được điều này, vì ở khu vực nông thôn có sẵn đất để trồng cỏ, xây dựng chuồng trại giúp giảm chi phí tiền thuê đất và giảm chi phí thức ăn. Trong khi đó, ở các vùng đô thị và đô thị hóa quỹ đất trồng cỏ hạn chế, khiến chi phí thức ăn và chi phí thuốc thú y tăng lên. Nhưng có nhiều nhân công là do đô thị lớn nên chi phí này giảm đi.
Bên cạnh đó, bà con có thể thấy tổng chi phí để sản xuất 1kg sữa thành phẩm thấp nhất ở vùng nông thôn ( 5.880 đồng ) và cao nhất ở vùng đô thị ( 8.255 đồng ). Vậy nên, nếu bà con có ý định đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa thì hãy cân nhắc xây dựng trang trại ở vùng nông thôn còn nhiều diện tích đất trồng cỏ, sẽ tiết kiệm được chi phí.
Chi phí để sản xuất 1kg sữa còn phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình khác nhau. Bà con theo dõi bảng khảo sát về chi phí sản xuất theo quy mô đàn bò dưới đây:
Theo các số liệu ở bảng trên, với uy mô trại 30 con thì chi phí thức ăn và nhân công sẽ thấp hơn so với trại bò quy mô nhỏ hơn 10 hay 20 con. Đây cũng là một điều mà bà con có thể cân nhắc nếu có điều kiện hãy đầu tư đàn bò có quy mô lớn thì sẽ giảm được chi phí.